E ngại vàng, dòng tiền đổ vào chứng khoán
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.Nhận định bóng đá, Chelsea - Liverpool (23 giờ 30 ngày 2.1): Chỉ có chiến thắng mới đáng kể
Hành vi nẹt pô xe máy để gây chú ý không chỉ khiến người xung quanh khó chịu mà còn bị phạt nặng. Theo điểm d, khoản 2, điều 14, Nghị định 168, điều khiển xe máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc không đạt quy chuẩn về tiếng ồn, khí thải sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng.Đặc biệt, nếu nẹt pô liên tục trong khu đông dân cư hoặc gần cơ sở khám, chữa bệnh, sẽ bị phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng. Nếu hành vi này gây tai nạn giao thông, mức phạt tăng lên từ 10 đến 14 triệu đồng, kèm theo việc bị trừ 10 điểm trên giấy phép lái xe (GPLX), theo điều 7, Nghị định 168.Ngoài ra, xe máy độ pô cũng bị xử phạt nặng vì vi phạm quy định về thay đổi đặc tính phương tiện. Theo điểm b, khoản 8, điều 32, Nghị định 168, mức phạt sẽ từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân và từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức.
Bán ế, xe máy nhập từ Thái Lan dáng cổ điển giảm giá 10 triệu đồng
Chiều 20.3, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, phóng viên đã nêu câu hỏi về công tác bảo hộ công dân Việt Nam được giải cứu tại khu vực biên giới Myanmar - Thái Lan. Trả lời câu hỏi này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Myanmar, các cơ quan chức năng nước này đã thông báo về một số trường hợp công dân Việt Nam đang bị tạm giữ do vi phạm các quy định về xuất - nhập cảnh vào Myanmar sau các đợt truy quét, triệt phá các cơ sở lừa đảo trực tuyến tại khu vực Myawaddy, khu vực này gần biên giới giữa Myanmar và Thái Lan."Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam ở Myanmar đã yêu cầu các cơ quan chức năng sở tại bảo đảm an toàn và điều kiện sinh hoạt cho công dân Việt Nam", bà Hằng nói.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước để xác minh nhân thân của công dân Việt Nam bị tạm giữ, đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Myanmar và Thái Lan tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng của sở tại để kịp thời triển khai các biện pháp bảo hộ, hỗ trợ công dân về nước.
Cũng cần phải nói thêm, hai ngày trước khi bước vào phần thi đấu, Ngọc Nam Nam bị đau cơ và một chân khi đó đau không thể thực hiện được một số tổ hợp động tác tâng bóng khó. Lúc đó Ngọc Nam đã rất chán nản và tưởng chừng như sẽ phải xin rút lui khỏi giải đấu. Đó là khoảnh khắc ám ảnh nhất của Nam khi mà lần đầu tiên được bước ra sân chơi thế giới, với ước mơ được so tài với những cao thủ hàng đầu toàn cầu.
Chrome sắp cho kích hoạt nhanh trợ lý AI Gemini từ thanh địa chỉ
Ngày 14.3, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với các địa phương (Đồng Nai, TP.HCM và Long An) về tiến độ thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Bến Lức - Long Thành. Cuộc họp diễn ra tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, công tác giải phóng mặt bằng gần xong, chỉ còn khoảng 0,3 km (2,86 ha với hơn 60 hộ dân), dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 5. Nguồn vật liệu xây dựng như đất đắp nền, đá dự án cần còn lại không lớn, đến nay cơ bản đã xác định nguồn cung.Còn dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai (dự án thành phần 1 và 2) đang gặp khó khăn cả về mặt bằng lẫn vật liệu xây dựng.Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu, các khu tái định cư còn chậm, các hạ tầng kỹ thuật (đường điện, nước…) cũng chậm triển khai di dời, việc này ảnh hưởng đến tiến độ dự án.Về vật liệu xây dựng, dự án thành phần 1 còn thiếu 1,6 triệu m3 đất đắp và 0,6 triệu m3 đá; dự án thành phần 2 còn thiếu 2,9 triệu m3 đất đắp và gần 0,8 triệu m3 đá.Theo Bộ Xây dựng, dự án thành phần 1 và 2 của cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có thể hoàn thành trong năm 2025 nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Đó là, UBND tỉnh Đồng Nai hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật trước ngày 30.3; hoàn thành công tác cấp phép khai thác các mỏ đất đắp nền đường đủ trữ lượng phục vụ cho dự án trước ngày 15.3; hoàn thành công tác phân khai nguồn đá cho dự án để kịp thời đáp ứng nhu cầu đá xây dựng.Còn dự án thành phần 3 (đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu) lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết không có khó khăn, vướng mắc gì; có thể đáp ứng thông xe kỹ thuật vào ngày 30.4 và đảm bảo hoàn thành trong tháng 6 năm nay.Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng phải công tâm, minh bạch, công bằng, vô tư, đồng thời phải quan tâm tháo gỡ khó khăn, thắc mắc của người dân. Làm phải nhanh chóng, dứt khoát, khi người dân đồng ý giao đất, tài sản trên đất phải san mặt bằng ngay.Đối với việc thiếu hụt vật liệu xây dựng, Phó thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu có thể cho phép vừa hoàn thiện thủ tục vừa khai thác để đảm bảo tiến độ dự án. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh: "Chỉ được lấy vật liệu đó làm công trình cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, không bán ra ngoài, không thi công công trình khác".Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nói rằng về mặt bằng, tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác vận động bà con giao đất, cố gắng thúc đẩy nhanh tiến độ. Nhưng về phía các nhà thầu thì chưa tăng tốc đẩy nhanh tiến độ. "Qua kiểm tra trên công trường, chúng tôi nhận thấy các nhà thầu (trừ Lizen) chưa huy động máy móc, thiết bị, nhân sự thi công như trong năng lực hồ sơ dự thầu. Chưa thực hiện đúng tinh thần 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa theo chỉ đạo của Thủ tướng", ông Hồ Văn Hà nói.Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay hiện đơn vị chức năng đã nhắc nhở các nhà thầu, nếu thời gian tới vẫn không thay đổi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ông mong rằng trong thời gian tới các nhà thầu quyết liệt hơn nữa trong thi công, công trình trọng điểm thì cũng phải thi công trọng điểm để xứng tầm.